Từ những số liệu thống kê của Bộ Y tế đưa ra, có thể nói tới gần 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam từng ít nhất một lần mắc một hay nhiều bệnh về phụ khoa. Hiện nay, ý thức về tầm quan trọng của việc khám phụ khoa đã dần thay đổi song không ít chị em vẫn chưa biết khám phụ khoa cần lưu ý gì.
1. Khái niệm và tầm quan trọng của khám phụ khoa
Trước khi tìm hiểu xem khám phụ khoa cần lưu ý gì, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm về khám phụ khoa.
Có thể nói, khám phụ khoa hiểu một cách đơn giản là dịch vụ dành riêng cho nữ giới, bao gồm các hành động kiểm tra và thăm khám các bộ phận thuộc về cơ quan sinh dục nữ, chẳng hạn như: âm hộ, trong và ngoài âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… Tùy theo trường hợp cụ thể mà có thể mở rộng thăm khám, xét nghiệm thêm một số yếu tố, cơ quan khác nữa.
Với cấu tạo dạng mở, lại rất gần với hậu môn nên cơ quan sinh dục nữ dễ bị các loại vi khuẩn, vi trùng hay nấm xâm nhập, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, bệnh phụ khoa là điều có thể gây ra nỗi “ám ảnh” cho không ít chị em, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, vừa ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.
Không những vậy, một số bệnh như ung thư buồng trứng, cổ tử cung, vú,… còn khiến cho tính mạng của chị em bị đe dọa nghiêm trọng.
Khám phụ khoa có thể mang lại cho chị em rất nhiều lợi ích như:
Đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản
Rất nhiều căn bệnh về phụ khoa có biểu hiện không rõ ràng hoặc dễ gây nhầm lẫn trong giai đoạn đầu mà bằng cảm nhận hoặc mắt thường khó có thể xác định được.
Trong khi đó, cũng giống như bất cứ một loại bệnh nào, việc phát hiện càng sớm thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, khám phụ khoa là cách rất hiệu quả giúp cho bạn đạt được mục tiêu này.
Giúp bạn nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe
Qua thăm khám, còn có thể phòng ngừa được bệnh ngay khi mới ở dạng khả năng, có nghĩa là bạn sẽ được bác sĩ đánh giá tổng quan về sức khỏe, kịp thời điều chỉnh các thói quen hoặc có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân tốt hơn.
2. Khám phụ khoa được thực hiện thế nào?
Việc kiểm tra, thăm khám cơ quan sinh dục nữ bao gồm:
- Điều tra tổng quát: các nội dung về cân nặng, chiều cao, tình trạng hôn nhân, đặc điểm kinh nguyệt, bệnh lý đã hoặc đang mắc phải.
- Khám các cơ quan sinh dục bên ngoài như: vùng mu, môi lớn, bé, nếp gấp bẹn, tầng sinh môn,…
- Khám bên trong: bằng dụng cụ mỏ vịt hoặc bằng tay đã đeo găng, bôi trơn nhằm quan sát tử cung, âm đạo, trực tràng, hậu môn,…
Cùng với đó, có thể thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Vậy thì khám phụ khoa cần làm những xét nghiệm gì? Sau đây là một số xét nghiệm có thể được thực hiện trong quá trình này, đó là:
- Siêu âm âm đạo, tuyến vú để xem xét buồng trứng, tử cung hoặc phát hiện các u bất thường nếu có.
- Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung để có sự chẩn đoán kịp thời.
- Xét nghiệm HPV để xem có sự xuất hiện của virus này hay không.
- Xét nghiệm nội tiết tố: nhằm đánh giá lượng hormone sinh dục nữ bởi chúng có ảnh hưởng lớn đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
- Ngoài ra còn có thể thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu,… trong trường hợp cần thiết.
3. Khám phụ khoa cần lưu ý gì?
Những lưu ý này cần được thực hiện cả trước, trong và sau khi khám. Vậy, trước khi khám phụ khoa cần lưu ý gì?
Về tần suất, thời điểm
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, việc này nên được thực hiện mỗi 6 tháng/lần nếu sức khỏe bình thường. Trong điều kiện phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, đặc biệt tại cơ quan sinh dục thì cần đi khám ngay.
Những bất thường có thể là: chu kỳ rối loạn, âm đạo đau rát hoặc chảy máu, vùng kín sưng tấy, đỏ, đau, nổi mụn, dịch âm đạo hôi, đổi màu, khó khăn trong thụ thai tự nhiên,…
Cần tránh khám vào ngày hành kinh do không chỉ bất tiện mà còn ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả.
Về tâm lý
Tìm hiểu trước về dịch vụ, sẵn sàng một tâm lý cởi mở, thoải mái để chia sẻ với bác sĩ tất cả những thắc mắc hoặc mong muốn của bản thân.
Một số lưu ý quan trọng khác
Trong khoảng ít nhất hai ngày trước khi khám, chị em không nên quan hệ tình dục hoặc đặt thuốc. Nên rửa sạch vùng kín nhưng không thụt rửa hoặc sát khuẩn mạnh có thể khiến cho vi khuẩn tạm thời bị mất đi, ảnh hưởng tới kết quả. Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích là những loại không nên dùng.
Nên mặc đồ rộng rãi, tiện lợi, chuẩn bị trước giấy tờ, kinh phí và sổ theo dõi sức khỏe. Trong và sau khi khám, luôn giữ tinh thần thoải mái, hợp tác, tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ.
Một điều rất quan trọng nữa là chị em cần tìm được một địa chỉ thăm khám thực chất lượng để đảm bảo cho hiệu quả. Tốt nhất, nên lựa chọn chuyên khoa Sản phụ tại Bệnh viện Đa khoa hoặc Phòng khám Sản phụ khoa uy tín.
Phòng khám Sản phụ khoa Dr. Marie là gợi ý tốt cho chị em không chỉ để thực hiện khám phụ khoa mà còn một số dịch vụ khác như: tránh thai dài hạn, sàng lọc ung thư cổ tử cung,…
Chị em hãy gọi tới hotline 1900 55 88 82 để được hướng dẫn chi tiết.