Cùng Dr.Marie tìm hiểu đặt vòng có thai được không? Một số trường hợp sau khi đặt vòng vẫn có thai, tuy nhiên tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Đặt vòng tránh thai là giải pháp an toàn và tiết kiệm giúp nhiều chị em có thể chủ động sinh nở. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp mang thai sau khi đặt vòng. Vậy đặt vòng có thai được không và vì sao lại có? Cùng Dr.Marie tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây.
Nguyên lý hoạt động của vòng tránh thai
Vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho các trường hợp muốn ngừa thai lâu dài trên 3 năm. So với các phương pháp ngừa thai bằng thuốc, sử dụng vòng tránh thai sẽ đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe và có chi phí tiết kiệm.
Vòng tránh thai hoạt động trên nguyên lý tạo nên phản ứng viêm tại tử cung để phá hủy môi trường làm tổ của trứng. Nó cũng góp phần ngăn trứng rụng, ngăn hoạt động của tinh trùng đến trứng, làm suy giảm hoạt động tinh trùng.
Từ những hoạt động này, chị em cấy vòng tránh thai sẽ được đảm bảo không mang thai trong thời gian dài. Tùy vào từng loại vòng tránh thai mà thời gian ngừa thai có thể dao động từ 3 – 10 năm.
Đặt vòng có thai được không?
Trên lý thuyết, sau khi đã đặt vòng thì chị em sẽ có được lá chắn ngừa thai hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như bất cứ phương pháp ngừa thai nào, hiệu quả của vòng tránh thai không phải là tuyệt đối. Chính vì vậy, đặt vòng có thai được không là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn đặt vòng, chị em cũng có thể có thai được. Vì theo thống kê, tỷ lệ ngừa thai thành công của phương pháp này sẽ rơi vào khoảng từ 90 – 96% tùy loại vòng tránh thai và kỹ thuật đặt vòng, cũng như các sự cố xảy đến với vòng tránh thai trong khi nằm trong tử cung của người phụ nữ.
Mặc dù tỷ lệ thấp, nhưng đặt vòng vẫn có thai và điều này thường xảy ra với tỷ lệ 3/100 trường hợp. Cụ thể nguyên nhân và cách xử lý, các chị em hãy theo dõi tiếp những nội dung sau đây.
Vì sao đặt vòng vẫn có thai?
Hiện tượng có thai khi đặt vòng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, 5 nguyên nhân dưới đây được xem là cơ bản nhất:
Vòng tránh thai bị tuột hoặc bị lệch
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đặt vòng vẫn có thai. Khi đặt vòng, có một số trường hợp vòng tránh thai rơi ra hoặc lệnh vị trí tử cung, thậm chí có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác.
Khi đó, tác nhân ngăn cản trứng và tinh trùng không còn nữa. Đặt vòng tránh thai có mang bầu không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Vòng tránh thai chưa hoạt động
Vòng tránh thai khi đặt vào cơ thể vì một số nguyên nhân mà vẫn chưa kích hoạt hoạt động. Do đó, nó không đảm bảo hiệu quả ngừa thai đúng như nguyên lý vận hành của nó.
Thời điểm này lại rơi đúng vào chu kỳ rụng trứng và có quan hệ tình dục. Lúc này, đặt vòng có thai được không phải là điều hiếm gặp.
Vòng tránh thai bị hết hạn
Đặt vòng tránh thai có thai có thai không chỉ vì vòng bị tuột hay chưa hoạt động. Trường hợp vòng tránh thai hết hạn thì nguy cơ mang thai cũng rất dễ xảy ra. Vì khi vòng hết hạn, cơ chế bảo vệ ngừa thai sẽ không còn.
Do đó, chị em nên lưu ý thời hạn sử dụng của vòng tránh thai và có hướng tháo vòng, đặt lại đúng thời điểm.
Cơ địa không phù hợp với vòng tránh thai
Vòng tránh thai khá an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên nó không phù hợp tuyệt đối với tất cả. Khi chị em có cơ địa không phù hợp với vòng tránh thai thì sẽ phản ứng đào thải mạnh.
Lúc này, công dụng của vòng sẽ bị giảm xuống và tạo điều kiện thụ thai. Đặt vòng có thai được không rất dễ xảy ra.
Quan hệ tình dục quá sớm sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết
Đặt vòng tránh thai quan hệ có bầu không là hoàn toàn có thể với những chị em sử dụng vòng tránh thai nội tiết. Với các trường hợp chọn loại vòng này, cần phải có từ 7 – 10 ngày để vòng tránh thai bắt đầu hoạt động. Quan hệ sớm giai đoạn sau đặt vòng lại rơi trúng thời kỳ trứng rụng thì rất dễ mang thai.
Những dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bị tuột
Trong hầu hết các trường hợp đặt vòng có thai được không ít là do vòng tránh thai bị tuột. Chỉ 1 số ít trường hợp là thay đổi vị trí. Với tình trạng vòng tránh thai bị tuột, chị em có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu dưới đây:
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
- Bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện các cơn đau bụng bất thường
- Có dịch âm đạo bất thường
Với những trường hợp này, chị em nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Trong lúc nghi ngờ vòng tránh thai bị tuột mà chưa có điều kiện thăm khám, hãy sử dụng kết hợp các phương pháp tránh thai khác để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không?
Đến đây, chắc chắn chị em đã trả lời được câu hỏi đặt vòng tránh thai có mang bầu không. Tình trạng mang thai khi đặt vòng cần phải được hạn chế tối đa vì nó dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe:
Nguy cơ sảy thai
Phụ nữ mang thai khi đặt vòng có nguy cơ sảy thai cao hơn gấp 5 lần so với tình trạng mang thai thông thường. Vòng tránh thai chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, đặt vòng có thai được không thực sự là một vấn đề nhạy cảm không nên xảy ra.
Mang thai ngoài tử cung
Đây cũng là một trong những nguy cơ cho bé mà chị em có thể gặp phải nếu không may mang thai. Khi mang thai ngoài tử cung, bạn buộc phải loại bỏ thai vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vậy mang thai khi đang đặt vòng có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ, chị em nên chú ý những dấu hiệu không tốt sau khi đặt vòng để thăm khám một cách kịp thời.
Có khả năng sinh non
Đây là câu trả lời cho thắc mắc mang thai khi đặt vòng có nguy hiểm không. Tỷ lệ sinh non ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn đặt vòng cao gấp 5 lần so với các trường hợp mang thai thông thường.
Nhiễm trùng do sử dụng vòng tránh thai
Đặt vòng có thai được không còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thai nhi. Tỷ lệ này rất cao và chị em cần phải lưu ý thăm khám kịp thời để được hướng dẫn xử lý từ bác sĩ chuyên khoa.
Nguy cơ bong nhau thai
Vòng tránh thai có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong khi sinh.
Phơi nhiễm nội tiết tố – Đặt vòng có thai được không và nguy cơ nghiêm trọng
Vòng tránh thai nội tiết phóng thích hormone progesterone để ngừa thai. Khi có thai trong giai đoạn đặt vòng, hormone này vẫn được phóng thích vào tử cung và gây nguy hiểm cho thai nhi. Nó chính là một trong những nguyên nhân gây khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi rất nguy hiểm.
8 dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau khi đặt vòng
Như đã nói ở trên đặt vòng có thai được không phải là không thể. Tuy nhiên, mang thai khi đặt vòng khá nguy hiểm và không phải trường hợp nào cũng giữ thai được.
Nếu không xử lý sớm thì có thể để lại những tổn hại sức khỏe nặng nề cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, nếu nghi ngờ có thai qua 8 dấu hiệu dưới đây, chị em cần phải nhanh chóng thăm khám để được hướng dẫn xử lý:
Xuất hiện máu báo thai
Khi bạn lo lắng đặt vòng tránh thai có mang bầu không và thấy xuất hiện máu báo thai. Tức là máu sẽ xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt 3-5 ngày, có màu hồng nhạt chứ không sẫm như máu kinh. Đây là dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất mà chị em nên lưu ý.
Kinh nguyệt bị mất
Mất kinh nguyệt cũng là một trong những dấu hiệu điển hình để nhận biết mang thai sớm. Khi kinh nguyệt bị mất, hãy nghĩ ngay đến trường hợp đặt vòng có thai được không và nhanh chóng thăm khám để xác định.
Chuột rút nhẹ
Dấu hiệu này cũng xảy ra ở rất nhiều chị em. Nếu bạn thường xuyên tê mỏi, chuột rút nhẹ, thì có thể bạn đã mang thai.
Hay buồn nôn
Thai được hình thành khiến nội tiết tố thay đổi và chị em sẽ thường xuyên thấy buồn nôn không rõ nguyên nhân hoặc buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn. Đây là dấu hiệu rất phổ biến cho thấy có thể bạn đã mang thai.
Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
Chị em cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, lúc này bạn nên nghĩ đến vấn đề đặt vòng tránh thai có thai không và hãy thử thai để xác định chính xác sự cố sức khỏe mình đang gặp phải.
Khứu giác nhạy cảm hơn với các mùi vị
Bạn phân vân đặt vòng có thai được không và nhận thấy khứu giác nhạy hơn, đó có thể là dấu hiệu nhận biết đã mang thai.
Ngực căng tức, bắt đầu to ra
Khi mang thai, cơ thể sẽ tự điều chỉnh phát triển tuyến sữa. Do đó ngực sẽ căng tức và bắt đầu to ra, chuẩn bị để em bé bú sau này.
Một vài biểu hiện khác
Một vài biểu hiện khác của mang thai sớm sau khi đặt vòng là thường xuyên đi tiểu, đầy hơi, chướng bụng, sưng nướu…
Đặt vòng mà vẫn có thai phải làm sao để xử lý?
Mang thai khi đặt vòng có nguy hiểm không? Rất nguy hiểm, nhưng để có hướng xử lý an toàn, chị em nên thực hiện theo các giải pháp sau:
Dùng que thử thai
Đây là hành động đầu tiên để xác định đặt vòng có thai được không. Que thử thai có thể giúp bạn biết chính xác tình trạng mang thai của mình và khi đã xác định được thì bạn mới có thể có được các hướng xử lý tiếp theo.
Thăm khám bác sĩ sản phụ khoa
Việc tiếp theo là nên thăm khám để xác định chính xác đặt vòng tránh thai có mang bầu không qua các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ cũng sẽ siêu âm để xác định tình trạng thai và kịp thời đưa ra các chỉ dẫn quan trọng cho thai phụ.
Tháo vòng tránh thai ra khỏi tử cung
Đặt vòng có thai được không có thể xảy đến với bất cứ ai. Và vòng tránh thai (IUD) có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó sau khi nhận biết chính xác có thai thì cần phải tháo vòng. Việc này nên được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng.
Trường hợp nào bác sĩ không lấy vòng tránh thai?
Khi tình trạng đặt vòng tránh thai quan hệ có bầu không xảy ra. Tức là bạn dù có một số dấu hiệu mang thai nhưng qua kiểm tra thì bạn không mang thai. Khi đó, nếu chị em vẫn còn nhu cầu ngừa thai, vòng tránh thai vẫn ổn định và hoạt động tốt thì bác sĩ sẽ không lấy vòng ra.
Chị em nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe, tránh các dấu hiệu mang thai giả. Tinh thần thoải mái và không cần lo lắng mang thai khi đặt vòng có nguy hiểm không.
Trong một số trường hợp khác, dù đã mang thai nhưng việc tháo vòng ra sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé hơn là giữ lại thì bác sĩ cũng sẽ không tháo vòng. Rất nhiều trường hợp thai phụ vẫn khỏe mạnh, bé vẫn phát triển tốt và chào đời an toàn dù không can thiệp vòng tránh thai.
Mang thai sau khi đặt vòng có nên giữ không?
Trường hợp mang thai ngoài tử cung thì bắt buộc phải loại bỏ thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thai trong tử cung thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Lúc này đặt vòng có thai được không đã được xác định. Bác sĩ đầu tiên sẽ xác định vị trí vòng tránh thai để loại bỏ nó.
Sau đó, qua các thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những giải pháp để có một thai kỳ an toàn. Các rủi ro hay tình trạng thực tế của thai nhi sẽ giúp bạn biết nên giữ hay chấm dứt thai kỳ. Trong mọi trường hợp, nên nghe tư vấn từ bác sĩ.
Làm thế nào để không có bầu sau khi đặt vòng tránh thai?
Đặt vòng tránh thai có thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Do đó, để hạn chế được tình trạng có bầu sau khi đặt vòng, chị em cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra vòng tránh thai có ổn định không.
Hơn nữa, cần phải quan tâm đến hạn sử dụng của vòng tránh thai để thay thế giúp ngừa thai an toàn.
Ngay sau khi đặt vòng tránh thai, cũng cần kiêng quan hệ ít nhất 7 ngày. Chị em cũng có thể thường xuyên tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt. Trường hợp nghi ngờ vòng tránh thai bị tuột hay đi lạc thì cần phải thăm khám bác sĩ và sử dụng kết hợp các biện pháp tránh thai khác.
Dr.Marie đã cùng bạn tìm hiểu đặt vòng có thai được không. Để được tư vấn, đặt vòng, thăm khám phụ khoa hay kiểm tra tình trạng có thai sau khi đặt vòng, chị em hãy liên hệ đến chúng tôi theo hotline: 1900 55 88 82.