Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu: 9 điều cần biết

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thật sự nguy hiểm không? Cùng Dr.Marie tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiện nay có rất nhiều chị em đang gặp phải tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây nguy hại cho thai nhi. Tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải
Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải

Nguyên nhân bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu

Tam cá nguyệt thứ nhất các mẹ bỉm rất dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm. Có rất nhiều lý do khiến mẹ bầu bị viêm phụ khoa trong giai đoạn này. Trong đó cần phải điểm tên các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thay đổi nội tiết tố 

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu.

Thông thường khi mang thai 3 tháng đầu tiên, nội tiết tố trong cơ thể của chị em dễ bị thay đổi. Chính vì sự thay đổi đột ngột có thể khiến môi trường âm đạo bị mất sự cân bằng. Khi đó, các vi khuẩn và nấm rất dễ xâm nhập vào âm đạo và gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách 

Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải.

Đặc biệt, vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, vùng kín của mẹ bầu xuất hiện nhiều huyết trắng hơn bình thường. Nếu vệ sinh không đúng cách và không giữ âm đạo khô thoáng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ hạn chế viêm phụ khoa
Vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ hạn chế viêm phụ khoa

Mắc các bệnh phụ khoa

Sức đề kháng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu rất yếu và không có đủ khả năng chống lại vi khuẩn. Vì thế mà cơ thể rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa sẽ gặp phải một số bệnh phụ khoa như: Nấm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis, viêm âm đạo do virus HPV…

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần hết sức chú ý nếu bị viêm phụ khoa ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như:

Nếu sinh thường, thai nhi khi đi qua tử cung và âm đạo sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến thai nhị bị dị tật, suy giảm sức đề kháng. Nghiêm trọng hơn là gây nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Khi trẻ chào đời có thể bị tưa miệng, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về mắt và tai hoặc đường hô hấp.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nguy cơ sảy thai
Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nguy cơ sảy thai

Các loại viêm phụ khoa thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu 

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu là một bệnh lý được tổng hợp từ nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, có 5 loại viêm phụ khoa mà rất đông mẹ bầu hay mắc phải khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm:

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu 

Đây là một bệnh nhiễm trùng do các nấm họ Candida, mà phần lớn là do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này rất phổ biến, sống ở khắp mọi nơi. Trên cơ thể con người, nấm Candida Albicans thường xuất hiện ở bên trong da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng âm đạo.

Thông thường, nấm Candida Albicans sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ có cơ hội phát triển quá mức và gây ra tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu.

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là do môi trường âm đạo có sự thay đổi hoặc do chị em vệ sinh vùng kín bằng xà phòng làm mất cân bằng độ PH trong âm đạo. Từ đó, số lượng nấm phát triển nhanh chóng.

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV) 

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV) cũng là tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu phổ biến ở mẹ bầu. Bệnh xảy ra khi số lượng vi khuẩn trong âm đạo tăng lên đáng kể, làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Bệnh này có thể gây ra kích ứng, viêm và có mùi hôi ở âm đạo.

Viêm âm đạo do virus HPV 

Thêm một nguồn lây nhiễm virus khác ở âm đạo dẫn đến tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu đó là HPV (Human papillomavirus). Loại virus này gây nên những nốt mụn cóc ở âm đạo, khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn. Những nốt mụn cóc này thường có màu từ trắng chuyển sang xám hoặc từ hồng đến tím.

Để phát hiện virus HPV, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm Pap Smear. Đây là một dạng xét nghiệm để tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Viêm âm đạo do virus HPV
Viêm âm đạo do virus HPV

Viêm âm đạo do nhiễm Strep B âm đạo (GBS) 

Thông thường, các triệu chứng của Strep B âm đạo GBS sẽ thể hiện qua đường tiết niệu. Khi đi tiểu, mẹ bầu cảm thấy đau và rát.

Ngoài ra, nước tiểu sẽ có sẽ đục hơn so với bình thường. Nếu màu của nước tiểu càng đục, kèm theo những cơn đau buốt nặng hơn thì khả năng mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu đã tiến triển xấu hơn.

Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu do lậu cầu khuẩn

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu bị rối loạn nội tiết tố hoặc mất cân bằng độ PH âm đạo có thể dẫn đến viêm nhiễm lậu cầu khuẩn ở vùng kín.

Các biểu hiện để mẹ bầu có thể biết mình bị viêm phụ khoa do lậu cầu khuẩn là khí hư ra nhiều bất thường, ngứa vùng kín. Ngoài ra, âm đạo còn bị phồng rộp hoặc nổi mẩn.

4 triệu chứng thường gặp về nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu 

Thường thì các triệu chứng nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu ở những bệnh lý sẽ không giống nhau. Sau đây là 4 triệu chứng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu thường gặp nhất:

Nhiễm khuẩn âm đạo 

Nhiễm khuẩn âm đạo thường xảy ra với các dấu hiệu như: Vùng kín ngứa ngáy, dịch âm đạo tiết ra có màu trắng đục. Ngoài ra, một số mẹ bầu còn gặp tình trạng tiểu buốt và tiểu rát.

Viêm âm hộ, âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas 

Viêm âm hộ, âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas gây ra sẽ có những triệu chứng sau: Ngứa âm đạo, dịch âm đạo xuất hiện nhiều bọt, khí hư có màu vàng hoặc xanh lá cùng mùi hôi hôi khó chịu. Nếu quan hệ tình dục, mẹ bầu có cảm giác đau và ngứa rát thì nấm âm đạo đã tiến triển nặng hơn.

Viêm âm hộ, âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas gây ra
Viêm âm hộ, âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas gây ra

Nhiễm nấm âm đạo Candida 

Khi bị nhiễm nấm âm đạo Candida, niêm mạc sẽ bị sưng đỏ và ngứa. Đồng thời, khi hư trở nên đặc dính, có màu trắng hoặc vàng, cùng với mùi hôi tanh nồng. Hơn thế nữa, mẹ bầu còn gặp hiện tượng đau, rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo do vi khuẩn GBS là biểu hiện viêm phụ khoa khi mang thai 

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS) là một loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, đường tiết niệu. Chúng có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai.

Viêm âm đạo do vi khuẩn GBS cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu. Bệnh thường có những triệu chứng như: Đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, mẹ bầu luôn cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn, nhưng khi đi thì tiểu rất ít.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? 

Bệnh lý này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi, mẹ bầu không nên lơ là.

Ảnh hưởng đến thai phụ 

Khi bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu, hầu hết các thai phụ sẽ rất lo lắng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, stress và ăn không ngon miệng. Gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho thai phụ, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Một số mẹ bầu có thói quen gãi sẽ gây tổn thương, trầy xước cơ quan sinh dục. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại nấm phát triển mạnh, gây ra viêm nhiễm nặng hơn.

Nếu không được điều trị sớm sẽ tăng nguy cơ viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ sinh non
Mẹ bầu bị viêm phụ khoa nếu không điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ sinh non

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian nguy hiểm nhất đối với thai nhi. Bởi trong giai đoạn này, thai nhi chỉ mới hình thành và chưa bám chắc vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu mắc các bệnh viêm phụ khoa sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan đến màng ối, gây nguy cơ sảy thai.

Trong quá trình sinh thường, các vi khuẩn có thể lây sang em bé dẫn đến nguy cơ em bé bị viêm phổi, viêm kết mạc và viêm da.

Các bệnh phụ khoa lây qua đường sinh dục do lậu cầu khuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Lúc này thai nhi có thể nhiễm lậu thông qua dây rốn.

Nếu mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu nhưng không điều trị dứt điểm thì có thể làm cho thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non.

Cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả

Tùy vào mức độ của tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu mà chị em có thể lựa chọn cho mình một trong các cách điều trị sau:

Chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng phương pháp dân gian 

Từ lâu, phương pháp chữa viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu cho bà bầu bằng lá chè xanh đã được rất nhiều chị em truyền tai nhau và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những mẹ bầu bị ngứa ở vùng kín.

Cách thực hiện rất đơn giản, đầu tiên mẹ bầu cần chuẩn bị khoảng 10 lá chè xanh tươi và 1 thìa muối. Tiếp đó, mang lá chè đi rửa sạch, vò nát cho vào nồi nước, thêm một ít muối và nấu trên bếp.

Sau khi nước sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu và ngồi cao để xông vùng kín. Mẹ bầu nên xông cho tới khi nước còn ấm và tận dụng nước này để rửa bên ngoài vùng kín. Cuối cùng là dùng khăn mềm, khô lau sạch vùng kín.

Đối với bài thuốc chữa tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu bằng lá chè xanh, mẹ bầu nên thực hiện khoảng từ 2 – 3 lần/tuần nhé!

Lá chè xanh chữa ngứa vùng kín cho bà bầu
Lá chè xanh chữa ngứa vùng kín cho bà bầu

Bà bầu bị ngứa vùng kín nên bôi thuốc gì? 

Thông thường, khi mang thai bị ngứa vùng kín, mẹ bầu sẽ tìm đến các loại thuốc bôi ngoài da. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín nên bôi thuốc gì?

Thuốc bôi Nizoral, Clindamycin, Neomycin và Tetracyclin là những “ứng cử viên” sáng giá nhất mà chị em nên lựa chọn. Đây là những loại thuốc kháng sinh, được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị viêm phụ khoa khi mang thai ở dạng nhẹ.

Phương pháp ngoại khoa 

Trong trường hợp viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ngoại khoa như: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh.

Phương pháp ngoại khoa sẽ giúp ngăn chặn tổn thương lan rộng, diệt nấm khuẩn và khống chế viêm nhiễm. Thủ thuật ngoại khoa mang lại hiệu quả nhanh, thời gian thực hiện ngắn.

Bà bầu cần làm gì khi bị viêm phụ khoa 3 tháng đầu?

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, khi phát hiện mình bị mắc viêm phụ khoa, mẹ bầu cần thực hiện những điều sau:

Sớm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám 

Dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa thường không quá rõ ràng. Bởi vậy đôi khi mẹ bầu rất khó nhận biết và có thể dễ nhầm lẫn với những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu và mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu nên sớm đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được chẩn đoán chính xác
Mẹ bầu nên sớm đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được chẩn đoán chính xác

Chăm sóc và dự phòng 

Để rút ngắn thời gian khắc phục bệnh viêm nhiễm phụ khoa và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm thì mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Mỗi ngày nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không nên thụt rửa vào sâu bên trong
  • Không mặc đồ lót ẩm ướt hay quá chật. Tốt nhất nên chọn đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát và thấm hút tốt
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường đề kháng
  • Để giảm lượng bài tiết của dịch âm đạo, mẹ bầu cần hạn chế ăn đồ ngọt
  • Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu nếu chưa được điều trị dứt điểm thì không nên quan hệ tình dục.

Cách phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu 

Dưới đây là một số cách phòng tránh không bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần phải biết:

  • Không nên thụt rửa âm đạo bằng dung vệ sinh có độ PH cao
  • Hàng ngày nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh lành tính
  • Sử dụng khăn sạch, mềm và khô để lau vùng kín sau mỗi lần vệ sinh
  • Mặc quần lót có kích cỡ rộng, chất liệu thoáng mát
  • Có thể bổ sung thêm tỏi trong bữa ăn. Vì tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp phòng tránh viêm âm đạo
  • Mỗi ngày nên bổ sung sữa chua lên men tự nhiên để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khám phụ khoa định kỳ
  • Không sử dụng các loại nước hoa và xà phòng vào vùng kín.
Nên mặc quần lót có chất liệu thấm hút tốt
Nên mặc quần lót có chất liệu thấm hút tốt

Một số câu hỏi thường gặp 

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc? 

Viên thuốc đặt phụ khoa có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Các bác sĩ sản phụ khoa cũng khuyến cáo, mẹ bầu nên sử dụng viên đặt phụ khoa dành cho phụ nữ mang thai để chữa bệnh. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Tư thế vệ sinh vùng kín cho bà bầu an toàn 

Để hạn chế vi khuẩn tích tụ, tránh tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu nên thường xuyên rửa sạch vùng kín.

Tuy nhiên, vùng kín là nơi có tính axit tự nhiên cao và chứa những vi khuẩn hữu ích, giúp duy trì độ PH luôn ở mức cân bằng. Do đó, mẹ bầu không được tự ý thụt rửa quá sâu vào bên trong vùng kín mà chỉ vệ sinh một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy sử dụng khăn mềm lau từ trước ra sau. Không nên lau theo chiều ngược lại. Bởi có thể khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào trong vùng kín.

Để tránh bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng và cẩn thận
Để tránh bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng và cẩn thận

Mẹ bầu ngứa vùng kín 3 tháng đầu có bị viêm phụ khoa không? 

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, tình trạng mẹ bầu ngứa vùng kín 3 tháng đầu sẽ gia tăng vào thời điểm thai phụ mới tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi nội tiết tố estrogen cùng với việc tử cung dần căng ra khiến da bị giãn và khô.

Ngoài ngứa vùng kín, nhiều mẹ bầu cũng hay gặp phải tình trạng ngứa ở 2 bên mép vùng kín. Vậy ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có phải viêm phụ khoa không?

Các bác sĩ sản phụ cho biết, hiện tượng ngứa mép 2 bên mép vùng kín thường có thể là ngứa sinh lý và ngứa bệnh lý.

Trường hợp bị ngứa 2 bên mép vùng kín do sinh lý là biểu hiện của viêm nhiễm từ việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Bên cạnh đó, có thể là do mẹ bầu sử dụng dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao, mặc đồ lót quá chật… Nếu mẹ bầu biết cách vệ sinh thì tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín do sinh lý chỉ diễn ra vài ngày và sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu ngứa 2 bên mép kéo dài nhiều ngày, không thuyên giảm và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: Khí hư tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, có mùi hôi, âm đạo sưng đau, sưng đỏ thì có thể chị em có thể đang bị viêm phụ khoa.

Bị nấm âm đạo khi mang thai có gây nguy hiểm cho em bé không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu gây ra những nguy hiểm cho em bé như:

Trong quá trình sinh thường, em bé có nguy cơ mắc các bệnh lý về da liễu, hô hấp và tiêu hóa. Bởi nấm trong âm đạo của mẹ bầu bị dính vào niêm mạc của bé.

Nghiêm trọng hơn là nấm âm đạo gây viêm màng ối, làm vỡ ối dẫn đến nguy cơ trẻ bị sinh non.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Vì thế, nếu thấy bất cứ triệu chứng nào của viêm phụ khoa mà bài viết nhắc đến, mẹ bầu hãy chủ động đi khám để điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc gặp phải về bệnh viêm phụ khoa chị em có thể chia sẻ với Dr.Marie qua hotline 1900 55 88 82.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *