U nang buồng trứng khi mang thai nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường.
U nang buồng trứng là một bệnh lý không ᴄhỉ gâу ra nguy hiểm cho ᴄơ thể của mẹ bầu mà ᴄho ᴄả thai nhi. Vậy u nang buồng trứng khi mang thai là bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng Dr.Marie tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
U nang buồng trứng là bệnh gì?
Đây là những bao nang có chứa đầy chất dịch được hình thành và phát triển ở bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Bệnh phát triển trong âm thầm và kéo dài lâu năm, nhưng khi chuyển sang ác tính thì tiến triển rất nhanh.
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ bị mắc bệnh này nhất. Nếu không được phát hiện sớm, u nang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Các loại u nang buồng trứng khi mang thai
Hiện nay có 6 loại u nang buồng trứng, bao gồm:
Nang đơn thùy buồng trứng phải khi mang thai
Buồng trứng phải có nang khi mang thai thường có kích thước 15 – 30mm. Nang đơn thuỳ buồng trứng phải khi mang thai là tình trạng khối u nang nằm bên buồng trứng phải và xuất hiện 1 vách ngăn ở bên trong nang.
Loại nang này phải sẽ tự mất sau 12 tuần thai nên các mẹ bầu không phải lo lắng. Tuy nhiên có một số trường hợp kích thước nang to có thể gây đau bụng hoặc chảy máu trong nang, xoắn nang làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Nang đơn thùy buồng trứng trái khi mang thai
Nang đơn thuỳ buồng trứng trái là nang nằm ở vị trí của buồng trứng trái. Các đặc điểm cũng tương tự như nang đơn thuỳ buồng trứng bên phải.
Theo các nguyên cứu, đây là tình trạng mẹ bầu hiếm gặp hơn so với u nang buồng trứng phải.
U nang buồng trứng xuất huyết
U nang xuất huyết là tình trạng mạch máu bị vỡ, xảy ra trong quá trình phóng noãn hoặc u nang buồng trứng vỡ. Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này sẽ xuất huyết và đau bụng ở vùng bụng dưới.
U nang hoàng thể
U nang hoàng thể hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai. Thông thường, loại u nang buồng trứng khi mang thai này thường biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là u nang lành tính nên mẹ bầu không đáng phải lo ngại.
Nang lạc nội mạc ở buồng trứng
Khi các tế bào trong lòng tử cung phát triển sang một vị trí khác mà không phải tử cung thì sẽ tạo nên các nang lạc nội mạc tử cung. Những túi nang lạc nội mạc tử cung chứa đầy dịch và phát triển sâu trong buồng trứng.
Loại u nang buồng trứng này đã hình thành trong một thời gian dài, nhưng khi nào chị em đi khám thai thì mới có thể phát hiện được.
U nang bì buồng trứng
U nang bì hình thành tại vị trí buồng trứng. Nguyên nhân hình thành u nang bì buồng trứng là do có sự mắc kẹt của da và các cấu trúc của da trong quá trình phát triển của thai nhi.
Theo nguyên cứu, u nang bì buồng trứng rất hiếm gặp ở mẹ bầu. Nếu xảy ra thì nguy cơ tiến triển đến ung thư rất thấp.
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng khi mang thai
- Các nang trứng tiến triển bất thường, không rụng trứng hoặc không hấp thu hết các chất lỏng trong buồng trứng
- Trong buồng trứng các mạch máu và các vùng lạc nội mạc tử cung bị vỡ, gây chảy máu và tạo thành nang
- Lượng hormone hCG sản sinh dư thừa, dẫn tới hình thành các u nang lutein
- Hormone luteinizing tăng tiết quá mức
- Do thể vàng phát triển gây ra nang hoàng thể
- Do sự xuất hiện tự nhiên trong giai đoạn mang thai. Chẳng hạn như để hỗ trợ thai nhi phát triển trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nội tiết tố sẽ thay đổi và hình thành nên u nang hoàng thể
- Do các mạch máu tại những tế bào lạc nội mạc tử cung bị phá hủy khiến cho buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến xuất huyết
- Do viêm nhiễm phụ khoa.
Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng khi mang thai
Những triệu chứng có thể xảy ra như:
- Xuất hiện cơn đau bụng dưới hoặc đau ở vùng chậu
- Cơn đau đột ngột dữ dội. Điều này cảnh báo khả năng u nang đã bị vỡ hoặc có thể xoắn buồng trứng
- Đầy hơi, chướng bụng, cảm giác ốm nghén trở nên tồi tệ hơn
- Ăn uống kém hơn
- Bụng bầu lớn hơn tuổi thai thông thường.
U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Tuy bệnh lý này đa số là lành tính nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt là bệnh lý xảy ra trong thai kỳ.
Tăng nguy cơ phẫu thuật trong thai kỳ
Trường hợp u nang buồng trứng xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như xoắn, vỡ thì sẽ được bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu để loại bỏ khối u. Nếu trường hợp buồng trứng bị xoắn trong thời gian dài, dẫn đến hoại tử thì bác sĩ sẽ cắt bỏ cả buồng trứng có chứa khối u.
Ảnh hưởng đến thai nhi, thai nhi bị chèn ép
Khi u nang buồng trứng phình to sẽ chèn ép tử cung, khiến thai nhi không có nhiều không gian để phát triển. Đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, lúc này mẹ bầu cảm thấy khó chịu và chướng bụng.
Gây cản trở cuộc chuyển dạ
Những trường hợp nang buồng trứng khi mang thai có kích thước lớn hay nằm gần vị trí đoạn dưới tử cung sẽ gây cản trở cuộc chuyển dạ sanh ngã âm đạo. Không những thế còn xuất hiện tình trạng chuyển dạ tắc nghẽn. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ vừa phẫu thuật mổ lấy thai vừa loại bỏ khối u nang buồng trứng.
Thai kỳ làm tăng nguy cơ biến chứng xoắn
Khi buồng trứng bị rơi xuống sẽ xoắn lại và khiến động mạch cấp máu cho buồng trứng xoắn theo. Lúc này, buồng trứng bị hoại tử, đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Vỡ u nang buồng trứng khi mang thai
Nếu các u nang bị xoắn nhiều vòng hoặc va đập nhiều lần có thể gây vỡ u nang. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, xuất huyết ở tử cung, nhiễm trùng…
Nguy cơ sinh non, sảy thai khi buồng trứng phải có nang khi mang thai
Theo các nguyên cứu, việc phẫu thuật các u nang có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Nghiêm trọng hơn là khi khối u to chèn ép vào tử cung, kích thích tử cung tăng co bóp và đẩy thai ra ngoài.
Chẩn đoán u nang buồng trứng khi mang thai như thế nào?
Với trình độ kỹ thuật y tế ngày nay, việc phát hiện sớm bệnh lý này khá đơn giản.
Siêu âm, đầu dò
Siêu âm, đầu dò giúp đánh giá chính xác kích thước, hình dạng, vị trí của khối u. Đồng thời cũng giúp đánh giá tình trạng của ổ bụng, tử cung.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Đây là kỹ thuật sử dụng sóng radio và sóng từ trường để tạo thành hình cắt lớp. Hai loại sóng này tác động đến hàng triệu nguyên tử hydrogen trong cơ thể mẹ bầu.
Từ đó giúp các nguyên tử này giải phóng ra năng lượng dưới dạng truyền về máy tính và tín hiệu. Sau đó, hệ thống máy chụp sẽ thu nhận những tín hiệu này để chuyển sang thành hình ảnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp làm rõ kết quả siêu âm và đưa ra chẩn đoán về khả năng lan rộng của khối u của mẹ bầu.
Xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm huyết thanh CA-125. Đây là là một loại protein và được gọi là chất chỉ điểm ung thư. Sự xuất hiện của protein này nhiều ở trong máu sẽ dễ dàng cho thấy sự hiện diện của tế bào u nang buồng trứng.
Điều trị u nang buồng trứng lúc mang thai như nào?
Có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị u nang buồng trứng. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai thì tương đối phức tạp.
Điều trị u nang buồng trứng lành tính trong thai kỳ
Nếu là u nang buồng trứng lành tính trong thai kỳ thì không nhất thiết phải mổ. Bởi thời điểm này nang đã giảm kích thước hoặc không phát triển nữa.
Tuy nhiên, thai phụ vẫn phải được bác sĩ cho thực hiện một số xét nghiệm bắt buộc. Đồng thời phải siêu âm, nhằm đánh giá khối u buồng trứng kỹ càng. Ngoài ra, bác sĩ còn phải theo dõi thật sát tiến triển của khối u buồng trứng.
Trường hợp sau 16 tuần thai nếu u nang buồng trứng phát triển thì nên tiến hành mổ ngay. Nếu không mổ, có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Phẫu thuật u nang buồng trứng ác tính khi mang thai
Nếu xét nghiệm khối u là u xoắn thì nên mổ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ mổ đối với thai nhi sau 16 tuần tuổi, vì lúc này nhau thai đã tiết đủ hormone progesterone để nuôi dưỡng thai. Còn nếu mổ sớm trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén thì dễ gây sảy thai.
Phương pháp phẫu thuật nội soi an toàn trong thai kỳ
Việc điều trị u nang buồng trứng trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào loại nang lành tính hay ác tính. Ngoài ra cũng dựa vào sự tiến triển của nang trong từng giai đoạn thai nghén. Từ đó các bác sĩ sẽ thăm khám theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Một trong những phương pháp mổ an toàn cho mẹ bầu là phẫu thuật nội soi. Đây được coi là phương pháp loại bỏ u nang an toàn, hạn chế những biến chứng, không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, mổ nội soi mất ít máu giúp phục hồi nhanh hơn, đảm bảo thẩm mỹ, không để lại sẹo cho mẹ bầu.
Cách phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai
Để phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai, chị em có thể áp dụng những cách sau đây:
- Trước khi dự định mang thai, nên đi khám phụ khoa, siêu âm tử cung và hai buồng trứng. Như vậy sẽ giúp phát hiện các u nang buồng trứng trước khi mang thai và có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u trước nếu có chỉ định của bác sĩ
- Khi mang thai, chị em cần đi siêu âm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ để có thể phát hiện khối u trong tử cung hoặc buồng trứng
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Ăn uống đủ chất, không nên sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập thể dục…
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Tránh nạo hút thai.
Một số câu hỏi thường gặp
Khi nào cần điều trị u nang buồng trứng?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu xét nghiệm là u xoắn có kích thước 8,2cm – 15cm thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ ngay. Còn nếu thấy u không bị xoắn thì có thể mổ vào ba tháng giữa, vì lúc này thai nhi phát triển tương đối ổn định.
Tuổi thai nào nên thực hiện phẫu thuật u nang buồng trứng?
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, phẫu thuật u nang buồng trứng rất đơn giản nhưng càng về sau sẽ càng phức tạp, vì khi đó tử cung to ra. Thời điểm an toàn nhất được bác sĩ chỉ định để phẫu thuật thực hiện u nang buồng trứng là khi thai được 13 – 14 tuần.
Tuy nhiên vẫn phải tùy thuộc vào tình hình khối u có nguy hiểm với thai nhi và mẹ bầu ở thời điểm hiện tại hay không. Nếu nguy hiểm cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và mổ ngay để không đe dọa tính mạng đến mẹ bầu và thai nhi.
Bị u nang buồng trứng nên sinh thường hay sinh mổ?
U nang buồng trứng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển dạ. Việc sinh thường hay sinh mổ sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trước và trong khi chuyển dạ. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào ngôi thai, bánh nhau, dây rốn và khung chậu của người mẹ.
Nếu u nang có kích thước lớn hoặc nằm gần vị trí đoạn dưới tử cung, gây cản trở cuộc chuyển dạ thì bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thi.
Hóa trị liệu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Theo các nghiên cứu, nếu hóa trị liệu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai bị dị tật. Do đó, hóa trị liệu được chỉ định trong 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này thai nhi đã hình thành các cơ quan, giúp làm giảm nguy cơ dị tật và sẩy thai.
Mặc dù là như vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, để nhận được lời khuyên và cách giải quyết phù hợp nhất.
Cần phải làm gì nếu có nang buồng trứng phải khi mang thai?
Nang buồng trứng đa số là lành tính, tuy nhiên mẹ bỉm cũng cần phải lưu tâm nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu siêu âm phát hiện có nang buồng trứng (ovarian cysts) phải khi mang thai thì chị em cần đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Trong quá trình thăm khám và điều trị nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Siêu âm thai thấy có nang được không?
Một số trường hợp khi siêu âm thai sẽ thấy có nang. Đây là trường hợp bình thường. Bởi sau khi quá trình rụng trứng xảy ra, tại buồng trứng có thể hình thành nang hoàng thể.
Nếu thụ tinh không thành công, nang hoàng thể tồn tại 12 – 14 ngày rồi tự thoái hóa để lại sẹo xơ nhỏ trên bề mặt buồng trứng. Nếu sự thụ tinh diễn ra thành công thì nang hoàng thể to ra trở thành nang hoàng thể thai kỳ.
Nang hoàng thể thai kỳ đảm nhận nhiệm vụ chế tiết nội tiết nuôi dưỡng thai trong khoảng 10 – 14 tuần đầu của thai kỳ, vì lúc này nhau thai hoạt động chưa ổn định. Khi nhau thai đã hoạt động ổn định, nang hoàng thể tiêu biến dần và mất hẳn.
Bị u nang buồng trứng có phá thai được không?
Việc khối u ở buồng trứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Tuy nhiên, vẫn có thể phá thai trong thời gian khối u có kích thước nhỏ và một bên buồng trứng vẫn hoạt động bình thường.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị u nang trong quá trình thai kỳ?
Nếu mẹ bầu thấy các triệu chứng bất thường dưới đây thì cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị kịp thời:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Sau khi quan hệ tình dục có cảm giác đau rát
- Đau ở khoang chậu và vùng chậu
- Đau lưng lan xuống 2 chân
- Có cảm giác tức bụng….
Mẹ bầu cần chăm sóc thế nào khi bị u nang trong thai kỳ?
Để ngăn chặn các biến chứng u nang buồng trứng khi mang thai gây ra, chị em cần có cách chăm sóc đặc biệt. Cụ thể:
- Kiêng ngũ cốc tinh chế: Các thực phẩm này có hàm lượng đường cao. Nếu nạp số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng tới đường huyết trong máu, gây ra sự mất cân bằng và làm tăng sự phát triển của các khối u
- Thịt đỏ: Bên trong thịt đỏ chứa khá nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, khiến khối u phát triển nhanh hơn
- Thịt xông khói, thịt cừu, xúc xích, bít tết, nội tạng động vật, các loại phomat và bơ: Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh, có thể tạo điều kiện cho nang buồng trứng phải khi mang thai triển nhanh chóng
- Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh chứa ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng và chất béo không tốt. Mẹ bầu sử dụng sẽ dễ bị mắc thêm các bệnh béo phì, tim mạch…
- Bánh ngọt, nước uống có ga: Những thực phẩm này chứa rất nhiều đường, gây rối loạn chỉ số đường huyết. Không chỉ khiến các khối u phát triển mạnh hơn mà còn làm cho lượng đường trong máu tăng cao
- Kiêng quan hệ: Nên kiêng quan hệ tình dục nhằm tránh viêm nhiễm có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng có thai được không? Liệu có nguy hiểm?
Lời kết
Bài viết này tổng hợp các vấn đề liên quan đến u nang buồng trứng khi mang thai. Hy vọng chị em đã có thêm kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 1900 55 88 82, đội ngũ y bác sĩ của Phòng khám sản phụ khoa Dr.Marie sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.