Hướng dẫn cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà chính xác cho chị em, giúp bạn có thể tự check tình trạng vòng tránh thai và có được các giải pháp xử lý hiệu quả.
Không phải 100% trường hợp đã đặt vòng tránh thai là sẽ đảm bảo an toàn, chính vì vậy, cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà rất quan trọng. Việc này sẽ giúp chị em phát hiện được các sự cố xảy ra sau khi đặt vòng từ đó, có được những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Vậy, cách tự kiểm tra vòng tránh thai sẽ được thực hiện như thế nào, mời bạn cùng Dr.Marie tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
Vòng tránh thai là gì?
Để hiểu được cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, chị em cần hiểu được thế nào là vòng tránh thai.
Thực chất, đây là một dụng cụ nhỏ có hình dáng như chữ T. Nó được gấp nhỏ lại. Sau đó, đặt vào trong 1 cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ. Đường kính chỉ bằng que diêm và đặt vào trong lòng tử cung của phụ nữ.
Công dụng của vòng tránh thai chính là gây ra phản ứng viêm ngay tại lớp niêm mạc tử cung. Nhờ tác động này, tế bào nội mạc bị thay đổi sinh hóa và sẽ phá hủy môi trường để trứng thụ tinh. Từ đó, mang đến hiệu quả tránh thai đến 99% trong nhiều năm liền cho chị em phụ nữ.
Một số trường hợp có thể xảy ra khi đặt vòng tránh thai
Mặc dù được đánh giá là phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, thế nhưng hiện nay nhiều chị em vì chọn phòng khám, bệnh viện kém chất lượng dẫn đến nhiều sự cố khi đặt vòng. Khi đó, có thể dẫn đến các tình trạng điển hình như:
Vòng tránh thai bị tụt thấp
Vòng tránh thai chỉ phát huy được hiệu quả khi đặt trong lòng tử cung. Nếu đặt sai vị trí và vòng bị tụt thấp khỏi tử cung thì sẽ không đạt được hiệu quả tránh thai. Lúc này, nó sẽ rơi thẳng xuống cổ tử cung và trong quá trình quan hệ tình dục, có thể gây nên các tổn thương cho cả 2.
Thậm chí, một số trường hợp bị tụt thấp gần ra ngoài, và việc sờ được dây vòng tránh thai là điều hoàn toàn có thể. Lúc này nếu biết cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà sẽ giúp chúng ta hạn chế những hậu quả không đáng có.
Vòng tránh thai bị lệch
Thay vì nằm gọn trong lòng tử cung ở vị trí cố định, vòng tránh thai cũng có thể bị lệch sang hướng khác. Điều này cũng khiến hiệu quả ngừa thai không còn. Không những thế, nó còn gây tổn thương cho niêm mạc tử cung.
Thậm chí, một số trường hợp vòng tránh thai “đi lạc” sang một số cơ quan và đâm thủng ruột hay bàng quang, hoặc lọt vào ổ bụng vô cùng nguy hiểm.
Vòng tránh thai bị đứt dây
Do được đặt sâu trong cơ thể nên mỗi khi có vấn đề xảy ra với vòng tránh thai sẽ khá rắc rối để xử lý. Nắm được cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà sẽ giúp chị em nhanh chóng phát hiện tình trạng vòng tránh thai bị đứt dây. Khi đứt dây, thì việc bị tụt xuống hay di chuyển sai lệch vị trí cũng sẽ dễ xảy ra.
Do đó, chị em sau khi đặt vòng tránh thai nên thường xuyên kiểm tra. Thậm chí, khi không có nhu cầu sử dụng cũng có thể tự tháo vòng tránh thai ra khỏi cơ thể mình.
Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà chính xác, an toàn
Hiểu được những rủi ro đáng tiếc sau khi đặt vòng tránh thai, chị em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra vòng tránh thai thường xuyên.
Bạn nên ưu tiên kiểm tra vòng tránh thai trong các trường hợp sau:
- Sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Vì vòng tránh thai có thể theo các cơn co bóp của tử cung trong giai đoạn này mà bị tuột ra ngoài
- Sau khi có vận động mạnh ở vùng bụng dưới
- Có những dấu hiệu diễn biến bất thường ở vùng bụng dưới hoặc máu chảy ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà cụ thể như sau:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng rửa tay hoặc khử trùng tay với dung dịch sát khuẩn. Việc làm này rất cần thiết vì sẽ giúp chị em tránh được những vi khuẩn, mầm bệnh vào trong âm đạo. Do đó, sẽ hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
- Bước 2: Cho tay vào âm đạo và bắt đầu kiểm tra độ dài của đuôi vòng tránh thai. Thông thường, đuôi của vòng tránh thai sẽ dài khoảng 5cm. Phần này nằm trong giới hạn tay có thể cho vào kiểm tra được.
Sau khi thực hiện đặt vòng, bác sĩ sẽ đề nghị chị em tự sờ được dây vòng tránh thai để cảm nhận chính xác vị trí cũng như độ dài của dây
- Bước 3: Check các tình trạng vòng tránh thai có thể xảy ra. Nếu như sau khi thực hiện, mọi thứ vẫn an toàn. Nếu không tìm thấy dây vòng, thì vòng tránh thai đã đi lạc khỏi vị trí đặt ban đầu. Hoặc trường hợp thứ 3 là dây vòng bị đứt
- Bước 4: Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra trong các trường hợp vòng tránh thai gặp sự cố.
Những lưu ý cần biết sau khi đặt vòng
Khi đã biết cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, sẽ không khó để chị em có thể check được tình trạng vòng tránh thai của mình. Tuy nhiên, dù bạn không kiểm tra vòng tránh thai nhưng sau khi đặt vòng có các dấu hiệu dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Sốt cao liên tục sau khi thực hiện đặt vòng xong. Có thể vòng tránh thai gây viêm nhiễm dẫn đến biến chứng sốt
- Sau khi đặt vòng thì sụt cân không rõ nguyên nhân
- Có các triệu chứng đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục
- Đau đớn, khó chịu trong âm đạo và cả vùng bụng dưới khi di chuyển hoặc vận động mạnh
- Rối loạn kinh nguyệt sau khi thực hiện đặt vòng. Ví dụ như mất kinh, rong kinh, thống kinh, thậm kinh, kinh nguyệt không đều…
- Khí hư ra nhiều bất thường, có màu lạ, hôi tanh. Tình trạng này có thể di niêm mạc bị viêm nhiễm gây nên
- Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mang thai sau khi thực hiện đặt vòng.
Một số câu hỏi thường gặp
Vì sao không tìm thấy dây của vòng tránh thai?
Khi thực hiện các cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, có nhiều trường hợp chị em sờ vào sẽ không thấy được dây của vòng tránh thai. Nguyên nhân là do vòng tránh thai (IUD) đã bị trôi lạc của vị trí ban đầu và lạc vào các cơ quan khác. Nên liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra thật kỹ.
Nên kiểm tra vòng tránh thai bao lâu 1 lần?
Không có quy định thời gian cụ thể khi kiểm tra vòng tránh thai. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tránh thai tốt nhất, chị em nên thực hiện mỗi tháng 1 lần sau kỳ kinh. Trong trường hợp nếu vùng bụng dưới có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mang thai thì nên kiểm tra ngay.
Dùng tay sờ được dây vòng tránh thai có sao không?
Không. Dây của vòng tránh thai được thiết kế dài và nằm trong giới hạn an toàn mà tay có thể chạm vào. Khi kiểm tra vòng tránh thai, chị em nên sờ trực tiếp để cảm nhận được độ dài, vị trí của nó. Từ đó có thể chẩn đoán được vòng tránh thai có còn nằm ở vị trí an toàn hay không.
Tìm hiểu thêm: Cây móc vòng tránh thai là gì?
Lời kết
Mỗi chị em khi tìm đến phương pháp đặt vòng tránh thai đều mong muốn có được phương pháp ngừa thai an toàn. Hơn nữa, giải pháp này không ảnh hưởng tâm sinh lý, giúp chị em vẫn thăng hoa trong đời sống vợ chồng. Thế nhưng, nếu kỹ thuật đặt vòng của bác sĩ kém hoặc do quá trình sinh hoạt mà vòng tránh thai bị ảnh hưởng thì các hậu quả để lại cũng vô cùng đáng tiếc.
Do đó, mỗi chị em nên học cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà để sớm phát hiện các sự cố cũng như khắc phục chúng. Hãy gọi đến hotline 1900 55 88 82 để được tư vấn từ Dr.Marie – địa chỉ chăm sóc sức khỏe phụ khoa chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu. Với hệ thống 12 phòng khám tại 9 tỉnh thành trên toàn quốc, chúng tôi tự tin sẽ giúp chị em có được các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất cho mình.